Lịch sử Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan

Năm 1939-1940: Hình thành

Về nhiều mặt thì lịch sử Chính Phủ Ngầm đại khái phản ánh lịch sử kháng chiến phi cộng sản của Ba Lan. Tổ chức bắt nguồn từ Thắng Lợi Quân Ba Lan (Służba Zwycięstwu Polski, SZP) thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1939 là một ngày trước cuộc Vây Đánh Warsaw, khi việc Ba Lan đại bại trước Đức (có Liên Xô tham gia) có vẻ đã an bài.[3][4] Vâng lệnh tổ chức tiến hành kháng chiến trong nước[4] từ Tổng Tư Lệnh Ba Lan Thống Chế Edward Rydz-Śmigły,[5] Tướng quân Michał Karaszewicz-Tokarzewski là người sáng lập SZP nhận thức được tổ chức phải thành lập không thể chỉ có tính quân sự mà còn phải gồm nhiều yếu tố của đời sống bình dân,[6] theo đúng tiền lệ của Chính Phủ Quốc Dân Ba Lan thế kỷ 19 và Tổ Chức Quân Sự Ba Lan trong Thế Chiến đầu tiên; do vậy nên Thắng Lợi Quân Ba Lan, phục tòng Chính Phủ Lưu Vong, tự coi bản thân không chỉ là tổ chức kháng chiến quân sự mà còn là phương tiện hành chính của đất nước.[7]

Theo hiến pháp Ba Lan Tổng Thống Ignacy Mościcki, giam giữ ở Romania sau khi chính phủ tản cư khỏi nước ngày 17 tháng 9, từ chức và bổ dụng Tướng Quân Bolesław Wieniawa-Długoszowski làm hậu nhiệm; vì không được chính phủ Pháp ủng hộ nên Władysław Raczkiewicz lên thay ngày 29 tháng 9.[8][9][10] Tướng Quân Władysław Sikorski, sống ở Pháp, ủng hộ luôn chính phủ Pháp và là đối thủ chế độ Sanacja, trở thành Tổng Tư Lệnh ngày 28 tháng 9 và Thủ Tướng ngày 30 tháng 9,[9][11][12] Pháp và Anh nhanh chóng công nhận.[13] So với Sikorski lôi cuốn thì Raczkiewicz, mô tả là "yếu kém và thiếu quyết đoán", có tương đối ít ảnh hưởng.[14]

Do bất đồng chính trị giữa các đảng phái trong chính phủ lưu vong và đặc biệt sự dính líu của Thắng Lợi Quân với chế độ Sanacja cầm quyền từ giữa thập niên 20 nên ngày 13 tháng 11 năm 1939 SZP được cải tổ thành Liên Minh Đấu Tranh Vũ Trang (Związek Walki Zbrojnej, ZWZ)[13][15], có Karaszewicz-Tokarzewski tán thành nhằm bao hàm các chính đảng bị chính phủ Sanacja loại trừ, cũng tán thành luôn việc thành lập Hội Đồng Chính Trị Chủ Yếu (Główna Rada Polityczna, GRP).[11] Sikorski chỉ định Tướng Quân Kazimierz Sosnkowski làm tổng tư lệnh ZWZ và bổ nhiệm Đại Tá Stefan Rowecki làm tư lệnh ZWZ khu chiếm đóng Đức. Karaszewicz-Tokarzewski trở thành tư lệnh khu chiếm đóng Liên Xô, tháng 3 năm 1940 bị Nga bắt khi cố vượt biên giới Liên-Đức.[13] Tháng 6 Rowecki bổ nhiệm làm tư lệnh cả hai khu.[13]

Władysław Sikorski, Tổng Tư Lệnh kiêm Thủ Tướng Ba Lan trong Thế Chiến Thứ Hai

Vì ZWZ tập trung vào mặt quân sự của kháng chiến, khía cạnh dân sự không được định rõ và phát triển chậm hơn, bị đàm phán chính trị giữa chính khách trong nước với Chính Phủ Lưu Vong (đầu tiên ở Paris, sau khi Paris thất thủ, ở Luân Đôn)[11][16][17] làm thêm nghiêm trọng. Chính phủ Sikorski theo hướng dân chủ hơn so với chế độ Sanacja tiền chiến:[9][18][19] ngoài nước thì có Hội Đồng Quốc Gia (Rada Narodowa) do chính phủ lưu vong thành lập tháng 12 năm 1939, bao gồm đại diện của các chính phái khác nhau,[9] trong nước thì thực hiện bước đầu tiên trong việc phát triển cấu trúc dân sự của ZWZ khi Ủy Ban Hiệp Thương Chính Trị (Polityczny Komitet Porozumiewawczy, PKP) là phiên bản địa phương của Hội Đồng Quốc Gia được thành lập.[16][20] Chính quyền trong nước giữ mối liên lạc chặt chẽ với chính phủ lưu vong bằng thông tin vô tuyến cùng "hàng trăm, thậm chí hàng ngàn" tùy phái như Jan Karski.[21][22][23] Một sự kiện quan trọng năm 1940 là việc thiết lập Đoàn Đại Biểu Chính Phủ Ba Lan (Delegatura Rządu na Kraj) có Cyryl Ratajski bổ nhiệm ngày 3 tháng 12 làm Đại Biểu đầu tiên, (Stefan Korboński, Jan Stanisław Jankowski, Jan PiekałkiewiczJan Piekałkiewicz theo sau), đánh dấu chính thức thành lập Chính Phủ Ngầm.[1][24] Chức vụ Đại Biểu tương đương với Phó Thủ Tướng (đặc biệt sau khi luật năm 1944 ban hành),[1][25] khác với GRP và PKP hoạt động cùng cấu trúc quân sự nhưng không có ảnh hưởng là Đoàn Đại Biểu có quyền kiểm soát ngân sách quân đội[26] và phụ trách giám sát quân đội, khôi phục dân chính.[26]

Ngay từ năm 1940 ngành dân sự của Chính Phủ Ngầm tích cực ủng hộ giáo dục ngầm[24] và tiến hành lập an sinh xã hội với mạng lưới thông tin, sĩ khí.[27][28][29]

Năm 1941-1943: Phát triển

Năm 1942 hầu hết khác biệt giữa chính khách trong nước với lưu vong đã giải quyết chắc chắn,[30] đến năm 1943 thì PKP biến thành Ủy Ban Đại Biểu Chính Trị (Krajowa Reprezentacja Polityczna, KRP) là cơ sở cho Hội đồng đoàn kết dân tộc (Rada Jedności Narodowej, RJN) thành lập ngày 9 tháng 1 năm 1944[31], do Kazimierz Pużak lãnh đạo, coi như là Nghị Hội của Chính Phủ Ngầm.[32] Trong khi đó nhánh quân sự mở rộng đáng kể và ZWZ trở thành Quân Đội Bản Quốc (AK) năm 1942.[33] Tư lệnh ZWZ-AK bao gồm Stefan Rowecki, Tadeusz KomorowskiLeopold Okulicki.[34]

Tháng 8 năm 1943 với tháng 3 năm 1944 Chính Phủ Ngầm công bố kế hoạch dài hạn, có mục đích tước nhược tính hấp dẫn của bên cộng sản;[35] trong các tuyên ngôn Mục Tiêu Chúng Tôi (từ tháng 3 và tháng 11 năm 1943) phe cực tả đề nghị thành lập nước xã hội chủ nghĩa hay thậm chí cộng sản, tố cáo chủ nghĩa tư bản theo họ như chế độ nô lệ,[36] đòi quốc hữu hóa hấu hết hoặc toàn bộ nền kinh tế và ấn định quy hoạch trung ương.[36][37] Tuyên ngôn Mục Đích Dân Tộc Ba Lan của Chính Phủ Ngầm thì tuyên bố tái thiết quốc gia thành nước dân chủ đại nghị, bảo đảm bình đẳng hoàn toàn cho các dân tộc thiểu số và tự do ngôn luận, tín ngưỡng, hoạt động chính trị đầy đủ,[32][38] đề xướng thành lập liên bang Trung Âu không cho nước nào được bá quyền,[38] đối với kinh tế thì tán thành chế độ quy hoạch theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa cùng dân chủ Cơ Đốc Giáo bao gồm phân phối lại của cải để giảm bất bình đẳng kinh tế,[32][39] hứa hẹn cải cách đất đai, quốc hữu hóa công nghiệp, bồi thường lãnh thổ từ Đức và khôi phục biên giới phía đông trước 1939,[35] tức là biên giới phía đông theo Hòa ước Riga thì giữ nguyên trong khi đòi Đức bồi thường lãnh thổ ở khu vực phía bắc, tây.[38] Hai kế hoạch đều tương đồng về việc chủ trương các cải cách kinh tế xã hội cấp tiến, chỉ khác nhau ở vấn đề chủ quyền quốc gia, biên giới và quan hệ Ba Lan-Liên Xô.[35] Kế hoạch chính phủ bị phe cực hữu chỉ trích là quá xã hội chủ nghĩa và không đủ "Cơ Đốc".[39]

Đầu năm 1944 Chính Phủ Ngầm đạt được mức ảnh hưởng lớn nhất.[35] Tháng tư Chính Phủ Lưu Vong công nhận cơ cấu hành chính của Văn Phòng Đại Biểu làm Ngành Hành Chính Chính Phủ Lâm Thời,[40] là khi Đại Biểu công nhận làm Phó Thủ Tướng và Hội Đồng Bộ Trưởng Bản Quốc (Krajowa Rada Ministrów, KRM) được thành lập.[25] Tuy nhiên sau cuộc khởi nghĩa toàn quốc Chiến Dịch Tempest tiến hành mùa xuân năm 1944 thì Mật Chính suy giảm mạnh,[41] ngoài Khởi Nghĩa Warsaw thất bại tốn kém với địch ý của Liên Xô cùng chính phủ Ba Lan bù nhìn là Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc Ba Lan (Polski Komitet Wyzwolenia Narodowego, PKWN) cho phe kháng chiến phi cộng sản, trung thành với chính phủ lưu vong, lại càng tai hại.[41] Chính Phủ Ngầm cho rằng các tư lệnh AK cùng đại diện chính quyền sẽ đảm nhận vai trò chủ nước chính đáng nếu phong trào kháng chiến trợ giúp quân Liên Xô,[1] nhưng quân Nga lại thường xuyên bao vây, giải giáp, bắt giam thành viên quân sự, đại biểu dân chính và thành lập cơ cấu hành chính riêng;[42][43] đầu tháng 7 năm 1944, ngay cả khi AK tiếp tục kháng chiến chống Đức, Chính Phủ Ngầm buộc phải lệnh AK và cơ quan hành chính trốn quân Liên Xô do việc bắt giam và trả thù những người xuất hiện vẫn tiếp tục.[1]

Năm 1944-1945: Suy sụp và giải tán

Các sự kiện năm 1943 tước nhược nghiêm trọng Chính Phủ Lưu Vong Ba Lan. Xung đột giữa Ba Lan với Liên Xô là bạn đồng minh ngày càng quan trọng của phương Tây bắt đầu bén lửa, đặc biệt sau Thảm sát Katyn ngày 13 tháng 4 năm 1943 và Nga cắt đứt quan hệ bang giao ngày 21 tháng 4. Sikorski mất; Stanisław Mikołajczyk có ít ảnh hưởng hơn lên thay làm Thủ tướng, Sosnkowski làm Tổng Tư Lệnh chỉ giúp gia tăng việc suy sụp.[44][45][46][47][48][49] Đại diện chính phủ Ba Lan không được mời tham dự Hội Nghị Tehran (ngày 28 tháng 11 - ngày 1 tháng 12 năm 1943) hay Yalta (ngày 4-11 tháng 2 năm 1945), hai sự kiện quan trọng khi Đồng minh phương Tây cùng Liên Xô thảo luận về thế giới sau chiến và quyết định số phận của Ba Lan: giao cho Liên Xô.[1][50] Ở Tehran Churchill và Roosevelt đều không phản đối ý kiến Stalin rằng chính phủ lưu vong không đại diện quyền lợi Ba Lan; theo sử gia Anita Prażmowska là "đánh dấu cái chết của ảnh hưởng và lý do tồn tại mong manh của chính phủ."[48] Sau Tehran, Stalin quyết định thành lập chính phủ bù nhìn riêng cho Ba Lan là PKWN năm 1944[50] có Liên Xô công nhận làm chính quyền chính đáng duy nhất ở Ba Lan, trong khi chính phủ Mikolajczyk ở Luân Đôn thì gọi là "phi pháp và tự phong".[51] Mikolajczyk giữ chức vụ Thủ Tướng đến ngày 24 tháng 11 năm 1944 thì từ chức sau khi nhận thấy sự bất lực của chính phủ lưu vong và sự không quan trọng của Tomasz Arciszewski hậu nhiệm; sử gia Mieczysław B. Biskupski gọi là "dấu hiệu cho việc chính phủ lưu vong đạt được sự vô ý nghĩa hoàn toàn."[47][50]

Stefan Korboński, Đại Biểu cuối cùng

Cộng sản từ chối làm việc với Chính Phủ Ngầm cũng như Chính phủ lưu vong và nhiều lãnh đạo, quân lính ở lãnh thổ "giải phóng" bị đàn áp.[42] Một số người nổi bật như Đại Biểu Chính Phủ Jan Stanisław Jankowski và Tổng Tư Lệnh AK cuối cùng Tướng quân Leopold Okulicki bị Nga bắt giam tháng 3 năm 1945 và kết án trong Phiên Tòa Mười Sáu tai tiếng tháng 6 sau khi xuất hiện và bắt đầu đàm phán với chính quyền cộng sản theo lời mời Liên Xô.[1][42][52][53][54] Ngày 27 tháng 6 năm 1945 Hội Đồng Đoàn Kết Dân Tộc họp lần cuối cùng và ban hành tuyên ngôn 12 điều yêu cầu quân Liên Xô rời Ba Lan và ngưng đàn áp các chính đảng phi cộng sản.[1][2] Ngày 1 tháng 7 Văn Phòng Đại Biểu Chính Phủ Bản Quốc đã cải tổ sau khi lãnh đạo bị bắt, do Đại Biểu cuối cùng Stefan Korboński chỉ đạo giải tán sau khi Chính Phủ Đoàn Kết Dân Tộc Lâm Thời (Tymczasowy Rząd Jedności Narodowej, TRJN) thành lập ở Moscow ngày 28 tháng 6 năm 1945;[55][55] Chính Phủ Ngầm đã chết.[1][2]

TRJN chủ yếu bao gồm đại diện cộng sản của PKWN với một chút đối lập tượng trung làm cử chỉ thiện ý cho Đồng minh phương tây.[50][52] Chính phủ lưu vong không còn được công nhận (Pháp ngưng ngày 29 tháng 6, Anh cùng Mỹ ngày 5 tháng 7), phương Tây quyết định ủng hộ TRJN ngày càng cộng sản, có Liên Xô hậu thuẫn.[8][19][47][56][57] Chính phủ lưu vong, xét rằng "bị phương Tây phản bội",[58] phản đối quyết định và tiếp tục hoạt động đến khi chế độ công sản sụp đổ năm 1989 thì công nhận chính phủ Ba Lan mới.[19][59] Cuộc bầu cử gian lận năm 1947 đánh dấu thời kỳ cộng sản trần truồng ở Ba Lan bắt đầu; vài chính khách độc lập như Mikolajczyk cố thành lập phe đối lập thì hoặc bị dọa bắt giam, hoặc nghỉ hưu hoặc di cư.[57]

Ngày 19 tháng 1 năm 1945 AK chính thức giải tán để tránh nội chiến và xung đột với Liên Xô bùng nổ.[60][61] Trong những năm tiếp theo cộng sản củng cố quyền lực, ngụy tạo bầu cử và đàn áp phe đối lập cùng quyền lực chính trị của họ,[62] tàn dư của phong trào kháng chiến (NIE, Đoàn Đại Biểu Bộ Đội Ba Lan, Tự Do Độc Lập) thì từ chối giải giáp đầu hàng và tiếp tục chiến đấu như quân lính nguyền rủa đến khi bị tiêu diệt.[42][55][62]